mennu

31 thg 5, 2011

VNNP THÔNG BÁO LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 12/2011


LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 12/2011
STT
NGÀY
KHÓA HỌC
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM
1
22/12
TỔNG HỢP THUẾ
Tối =>18h- 20h T3,T5
Cầu Giấy
2
21/12
NGHẾ KẾ TOÁN A-Z
Tối =>18h- 20h T4,T6
Cầu Giấy











CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

TRỤ SỞ CHÍNH: 16/40/260 Cầu giấy – Hà nội
Điện thoại: 043 767 3385 Máy lẻ 106
Hotline: 0904884917 - Mai
PHÒNG ĐÀO TẠO VNNP !
Trân trọng thông báo
 


30 thg 5, 2011

Hội thảo giải đáp thắc mắc nghiệp vụ kế toán tại VNNP



HỘI THẢO "GIẢI ĐÁP THẮC MẮC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN" TẠI VNNP

6

Để giúp các bạn nhân viên kế toán, sinh viên mới ra trường, cũng như các bạn  học viên tại VNNP có thể tháo gỡ, giải quyết những thắc mắc, khó khăn về nghiệp vụ kế toán, biện pháp xử lý các sai phạm trong kế toán, thuế và cách phòng tránh rủi ro trong quyết toán thuế. Vào 14h ngày 28/5/2011, Cty CP giải pháp VNNP đã tổ chức Chương trình: "Hội thảo giải đáp thắc mắc nghiệp vụ kế toán".

Tham dự hội thảo có:

3

Cô Phạm Hiền Anh – Chuyên viên tư vấn quản trị phân tích tài chính, giảng viên của VNNP.

Chị Nguyễn Lan – Phó phòng QHDN, chủ tịch công đoàn VNNP

Chị Phạm Bích Hiền – Trưởng phòng đào tạo

Chị Trương Huyền – Phó phòng nghiệp vụ 1

Cùng với 40 bạn là nhân viên kế toán các cty, sinh viên mới ra trường, 1 số học viên tiêu biểu của VNNP.

 

2

Chương trình hội thảo đã diễn ra sôi nổi, các bạn đến dự hội thảo đã đưa ra nhiều câu hỏi về những vướng mắc khó khăn để thảo luận và để các chuyên gia tháo gỡ, với nhiều nội dung về cách xử lý chứng từ theo đúng pháp luật thuế, cách phòng tránh rủi ro, sai sót trong nghiệp vụ kế toán thuế…

 

3

Đặc biệt, VNNP tổ chức những buổi hội thảo thường niên hàng tháng và nhiều chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kế toán cho mọi đối tượng tại VNNP.

 

5

VNNP hy vọng qua chương trình các bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiệp vụ để công việc đem lại hiệu quả cao hơn, mang lại sự thành công trong công việc.

6

PHÒNG ĐÀO TẠO VNNP !



VNNP GROUP
Trụ Sở Chính: 16/40/260 cầu giấy
Chi Nhánh 1:Số 1 Ngõ 259 Phố Vọng
Chi Nhánh 2:số 20 - Nguyễn Gia Thiều - Tp Bắc Ninh
tell : 043.767.3385- Fax: 04.767.8955
Hotline : 0904.884.918
web: giaiphapvnnp.com



28 thg 5, 2011

Hội thảo giải đáp các thắc mắc nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp

- Hôm nay - ngày 28/05/2011, Công ty mình lại có dịp tổ chức hội thảo để giải đáp mọi thắc mắc của kế toán trong doanh nghiệp. Hội thảo thì diễn ra thường xuyên nhưng điều mình quan tâm: dù không chọn ngày nhưng hầu hết các buổi hội thảo để tổ chức vào này 28.

2+8=10 => hoàn hảo chăng??

26 thg 5, 2011

GIẢI TRÍ THƯ GIÃN SAU GIỜ LÀM CÔNG SỞ =>HEHE

http://cameracongso.vn/Trang-chu.aspx?lang=vi-VN
Dạy kế toán tổng hợp cho người bắt đầu học

Tăng phí ATM - khách hàng chưa đồng tình

Theo dự kiến, tháng 6 tới các ngân hàng sẽ tăng phí ATM ngoại mạng và bắt đầu thu phí nội mạng. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa nhận được sự đồng tình của khách hàng bởi  còn rất nhiều điểm chưa hợp lý.

Lại là lý do bù lỗ

Đây không phải là lần đầu tiên các ngân hàng đề nghị việc tăng phí sử dụng thẻ ATM. Nếu tính thêm lần này thì đây là lần thứ 4 Hiệp hội Thẻ đề xuất việc tăng phí giao dịch qua ATM ngoại mạng và thu phí nội mạng. 3 lần trước đề xuất này đều chưa được Ngân hàng Nhà nước thông qua.

Vẫn như những lần trước, lần này lý do mà các ngân hàng đưa ra vẫn là tăng phí để bù lỗ. Theo bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết tại Hội nghị thường niên Hội thẻ vừa qua, các ngân hàng thành viên đều thống nhất kiến nghị tăng phí giao dịch ngoại mạng từ mức hiện tại là 3.300 đồng/lần giao dịch lên mức 5.500 đồng.

"Trên thực tế, trong 3.000 đồng tiến phí ngoại mạng hiện các ngân hàng đang thu của chủ thẻ thì có 1.500 đồng được chuyển cho các tổ chức chuyển mạch thẻ. Các ngân hàng thanh toán chỉ còn được 1.500 đồng/giao dịch. Trong khi đó mức chi phí bình quân mà ngân hàng thanh toán phải bỏ ra cho mỗi giao dịch tại ATM là trên 7.000 đồng", bà Hà cho biết.

Các ngân hàng dự định tăng phí ATM ngoại mạng và bắt đầu thu phí nội mạng từ tháng 6 tới
Các ngân hàng dự định tăng phí ATM ngoại mạng và bắt đầu thu phí nội mạng từ tháng 6 tới (ảnh. N.T)

Các ngân hàng cũng đưa ra không ít những ly lẽ và phân tích về việc đưa ra quyết định tăng phí ngoại mạng và bắt đầu thu phí nội mạng. Trong khi nhiều người cho rằng việc tăng phí rút tiền có thể khiến số dư tiền gửi tại các tài khoản thẻ giảm xuống. Tuy nhiên Giám đốc trung tâm thẻ một ngân hàng tại Hà Nội cho biết các ngân hàng cũng không lãi lờ gì bởi tại mỗi máy ATM số dư thấp nhất mà ngân hàng thường xuyên phải duy trì là khoảng 300 đến 400 triệu đồng/máy. Ngân hàng nào có hệ thống ATM càng nhiều thì số tiền không sinh lãi càng lớn. Trong khi đó chưa tính đến các chi phí nhân sự, an ninh, bảo trì máy…

Buổi chiều ngày 25.5, liên hệ với lãnh đạo một ngân hàng về kế hoạch tăng phí sử dụng thẻ ATM, ông này cho biết, hiện các ngân hàng vẫn đang chờ sự thống nhất lại một lần nữa nên sẽ không tiết lộ gì trước khi có thông tin chính thức.

Chất lượng dịch vụ vẫn là một câu hỏi?

Sau khi có thông tin về việc tăng phí ATM, đã có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, khách hàng về đề xuất này.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm cho rằng việc tăng phí ATM có thể khiến lượng người sử dụng tiền mặt tăng lên còn số dư tiền gửi tại các tài khoản thẻ lại giảm. Vì thế sẽ không khuyến khích được chi tiêu qua thẻ, trong khi đó, mục tiêu của Chính phủ là tăng cường chi tiêu qua thẻ. Hơn nữa, việc tốn phí rút tiền qua ATM có thể khiến người dân tới rút tiền tại các ngân hàng và dẫn đến tình trạng quá tải.

Đa số các khách hàng khi được hỏi về quyết định tăng phí đều cho rằng, hiện các dịch vụ thẻ của ngân hàng còn rất đơn điệu ở chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, taxi. Một số lĩnh vực khác như du lịch, thanh toán và tiêu dùng cao cấp còn hạn chế. Do đó, việc tăng phí được các ngân hàng đưa ra chỉ thuyết phục khách hàng khi đi liền với tiêu chí nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chị Phạm Thị Duyên, giáo viên một trường quốc tế tại Hà Nội cho rằng việc thu phí phải đi liền với việc cải tiến dịch vụ, cung cấp những tiện ích cho khách hàng. "Nếu dịch vụ vẫn chỉ dừng ở những dịch vụ đơn điệu, thỉnh thoảng máy ATM lại báo hết tiền hoặc hỏng hóc, khách phải chạy khắp thành phố hoặc xếp hàng để rút tiền, tình trạng kẹt thẻ, khiếu nại cũng không phải xa lạ gì thì hỏi làm sao khách hàng không phản đối việc thu phí?"

Anh Nguyễn Văn Minh, công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long cũng cho rằng: "Nếu thu phí chỉ nên thu đối với những khách hàng rút lượng tiền như thế nào, chứ như chúng tôi lương cả tháng trời mới được gần 2 triệu, mỗi lần chỉ dám rút một ít để tiêu mà mỗi lần rút trừ mấy nghìn thì không hợp lý chút nào."

Thiết nghĩ, lý lẽ mà các ngân hàng cũng không hoàn toàn không đúng, bởi vì việc các ngân hàng đã phải đầu tư máy móc, công nghệ, nhân lực và đảm bảo lượng tiền để duy trì hoạt động... là có thật. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nên xem xét việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đưa ra mức phí hợp lý, hài hòa được lợi ích của khách hàng.

Chị Hoàng Hồng Anh, nhân viên một công ty truyền thông cho rằng, việc các ngân hàng tăng phí cũng nên xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia và thăm dò ý kiến khách hàng. Đồng thời các ngân hàng cũng nên xem xét dựa trên các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, rút lượng tiền khác nhau. "Các ngân hàng không nên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra một mức phí áp đặt, như thế đẩy khách hàng vào thế bị bắt chẹt", chị Hồng Anh cho hay.

VNNP GROUP
Trụ Sở Chính: 16/40/260 cầu giấy
Chi Nhánh 1:Số 1 Ngõ 259 Phố Vọng
Chi Nhánh 2:số 20 - Nguyễn Gia Thiều - Tp Bắc Ninh
tell : 043.767.3385- Fax: 04.767.8955

Tạo thuận lợi cho công tác hạch toán của doanh nghiệp 2011

Thông tư 18/2011/TT-BTC: Tạo thuận lợi cho công tác hạch toán của doanh nghiệp (24-05-2011)
TCTC Online - Trong Chuyên mục Phân tích, bình luận chính sách số 4/2011 có đăng bài "Thông tư 18/2011/TT-BTC: Giải tỏa vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp (DN)" của Thạc sỹ Cao Anh Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Sau khi phát hành, Tòa soạn Tạp chí Tài chính đã nhận được nhiều ý kiến độc giả, DN muốn tìm hiểu rõ hơn về Thông tư này.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo DN và độc giả, Tạp chí Tài chính số 5/2011 giới thiệu bài phân tích, bình luận xung quanh các khoản chi phí được quy định trong Thông tư này. 

Có thể nói, sự ra đời của Thông tư 18/2011/TT-BTC đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo thuận lợi cho DN tổ chức công tác hạch toán và chế độ báo cáo khi lựa chọn và chuyển đổi kỳ tính thuế cho phù hợp với việc điều hành hoạt động kinh doanh và công tác quản trị DN.

Kỳ tính thuế TNDN theo quy định hiện hành là năm dương lịch, các DN được quyền áp dụng kỳ tính thuế theo năm tài chính khác với năm dương lịch. Tuy nhiên, việc chuyển đổi chỉ mới được hướng dẫn tại Điều 1 của Thông tư số 18/2011. Theo đó khi lựa chọn quyết định phải chuyển đổi kỳ tính thuế thừ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại thì kỳ tính thuế của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng.

Thí dụ, năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. Nay, DN quyết định từ năm 2011 sẽ chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính mới (bắt đầu từ ngày 01/4 đến ngày 31/3 của năm sau chẳng hạn). Với trường hợp này thì kỳ tính thuế của năm chuyển đổi sẽ được tính từ ngày 01/01/2011 đến hết 31/03/2011 và kỳ tính thuế của năm tài chính tiếp theo được tính từ 01/04/2011 đến hết 31/03/2012.

Bên cạnh đó Thông tư còn tạo sự rõ ràng, minh bạch cho cả DN và các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thông qua việc quy định cụ thể về những khoản chi được trừ, khoản chi không được trừ mà lâu nay thường gây tranh cãi, bức xúc do ý kiến rất khác nhau. Đặc biệt, thủ tục giấy tờ, chứng từ hợp pháp liên quan đến những khoản chi này cũng được quy định rõ theo nguyên tắc cắt giảm tối đa thủ tục giấy tờ không cần thiết.

1. Về các khoản tổn thất về tài sản, hàng hoá do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí

Nguyên tắc chung là DN phải tham gia bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro (ví dụ bảo hiểm cháy nổ), trường hợp không may xảy ra thiệt hại thì sẽ được DN kinh doanh bảo hiểm bồi thường.

Thực tế cho thấy bồi thường của bảo hiểm thường thấp hơn thực tế thiệt hại, do đó phần chênh lệch thiếu hụt đó DN được tính vào chi phí được trừ sau khi đã phân bổ trách nhiệm cho những tổ chức, cá nhân có liên quan. Các loại giấy tờ là chứng từ hạch toán được thể hiện trong điểm 2.a.1 của  Điều 1, Thông tư số 18/2011.

2. Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng

Lâu nay, DN thường bị lép vế đối với trường hợp này với lý do rất đơn giản là DN phải tính toán mua, bán, dự trữ hàng hoá đủ dùng thôi, quá hạn dùng rồi thì anh phải chịu lấy. Thực tế thường xảy ra những thiệt hại về hàng hoá bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên, hàng quá đát và đây là điều không ai mong muốn cả. Tháo gỡ bức xúc lâu nay, tại điển 2.a.2 của Điều 1 Thông tư số 18/2011 có quy định DN chủ động xây dựng định mức, trách nhiệm giải trình và những nội dung được tính vào chi phí.

3- Trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

DN chủ động lựa chọn phương pháp trích khấu hao và thông báo cho cơ quan Thuế (không phải xin, không phải đăng ký và không phải xét duyệt). Đề phòng rủi ro khi thanh tra, kiểm toán bắt bẻ về thủ tục, có lẽ DN nên làm việc thông báo này trong nội dung của tờ khai thuế của quý đầu tiên trong năm và thuyết minh rõ trong báo cáo tài chính năm, tờ khai thuế của kỳ quyết toán.

Đối với những TSCĐ phải tạm dừng do sản xuất theo mùa vụ (thí dụ nhà máy đường, chế biến sắn tươi), hoặc do phải tháo lắp để di chuyển (cần cẩu máy trong xây dựng) thì trong thời gian không hoạt động do các nguyên nhân này, DN vẫn được trích khấu hao để tính vào chi phí. DN cần phải có văn bản thông báo gửi cơ quan Thuế, nêu rõ lý do (điểm 2.b, Điều 1 của Thông tư 18/2011).

4- Chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất (SDĐ) và giá trị quyền SDĐ

Nguồn gốc đất đai khác nhau thì chi phí liên quan đến quyền SDĐ được xử lý phù hợp với tính chất kinh tế theo lý lẽ của tự nhiên đời thường, đó là:

- Đất đi thuê thì tiền thuê đất tính vào chi phí, nếu trả trước cho nhiều năm thì cần phân bổ vào chi phí của từng kỳ hạn theo thời gian.

- Đất được giao có thời hạn theo hình thức có thu/nộp tiền SDĐ thì tiền nộp đó được phân bổ theo thời gian được phép sử dụng theo quyết định giao đất.

- Đất có thời hạn sử dụng lâu dài (thí dụ: đất gắn với nhà ở mua của cá nhân): Quyền SDĐ không bị hao mòn, không bị mất đi, thậm chí còn tăng lên theo thời gian; bởi vậy, giá trị quyền SDĐ lâu dài được hướng dẫn ghi nhận vào TSCĐ vô hình, không được khấu hao, không được tính vào chi phí.

5- Về xây dựng, quản lý định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu

Có rất nhiều tranh luận về thủ tục này, tuy nhiên thực tế đòi hỏi DN phải có nó để phục vụ yêu cầu quản trị DN, công khai minh bạch, tăng cường tự giám sát, tránh việc trục lợi hạch toán khống vào chi phí (đã có trường hợp kiểm tra phát hiện xe 12 chỗ made in Japan tiêu hao gần 170 lít xăng cho 100 km).

Nội dung mới của Thông tư số 18/2011 có ý nghĩa giảm nhẹ thời gian, cắt giảm thủ tục phiền hà theo Đề án 30 của Chính phủ, giúp cho DN giảm thiểu việc tranh cãi không cần thiết khi được kiểm toán, thanh tra là ở các điểm sau:

- DN tự xây dựng định mức, lưu tại DN, chỉ phải xuất trình cơ quan Thuế khi có yêu cầu.

- Riêng định mức chính của sản phẩm chủ yếu (không phải tất cả, chỉ một số và do DN tự quyết định) thì trách nhiệm của DN cần thông báo cho cơ quan Thuế trong thời hạn 3 tháng kể từ khi sản xuất kinh doanh.

- Nếu có điều chỉnh định mức trong quá trình SXKD thì cần thông báo lại cho cơ quan Thuế việc điều chỉnh, bổ sung. Thời hạn chót là thời điểm khai quyết toán thuế của  năm (thường là 31/3 năm dương lịch).

6- Về chi phí lương, thưởng đối với người lao động

Quan điểm mới đã được thể hiện và thực hiện nhất quán ngay từ khi ban hành Thông tư số 130/2008 là ở chỗ: Mọi khoản chi liên quan đến người lao động được xác định là chi phí về lao động, chi lương, chi thưởng chỉ là tên gọi cho phù hợp với yêu cầu quản lý mà thôi. Tâm lý chung của mọi người ai cũng thích được thưởng, được thưởng càng nhiều càng vui, càng hăng say làm việc, càng lao động miệt mài và khi sử dụng thuật ngữ "thưởng" cũng sẽ có nghĩa nhân văn hơn.

Tuy nhiên khoản lương, thưởng trong thực tế cũng đã bị lợi dụng ở nhiều nơi; Chính vì vậy mà Thông tư số 130/2008 có quy định ràng buộc: không hạn chế mức chi nhưng DN phải công khai điều kiện thưởng trong Hợp đồng lao động hoặc Thoả ước lao động tập thể để người lao động và tổ chức công đoàn có cơ sở giám sát, bảo vệ người lao động.

Kế thừa tư tưởng quan điểm trên và tạo thuận lợi hơn cho DN, Thông tư số 18/2011 quy định điều kiện cụ thể về lương, thưởng cần được ghi tại một trong số những hồ sơ: Hợp đồng lao đông; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

7- Về trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm sau liền kề năm quyết toán

Nội dung này đã được quy định tại Thông tư số 130/2008, tuy nhiên nội dung và các ví dụ tình huống được hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết hơn tại điểm 2.d.2 thuộc Điều 1 của Thông tư số 18/2011. Những điểm cần lưu ý trong thực hiện là ở chỗ:

- Dự phòng này chính là số dư tài khoản kế toán (tiền lương và các khoản phải trả) tại thời điểm 31/12 nhưng được kiểm tra, xác định số phát sinh bên Nợ trong thời gian quý I của năm sau liền kề.

- Về mặt thủ tục chứng từ, cần phải có Phiếu kế toán để chủ động tính toán tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm sau liền kề.

8- Về khoản chi trang phục

Trước đây, Thông tư số 130/2008 có quy định về chi trang phục nhưng phân biệt mức giới hạn chi bằng tiền không quá 1 triệu đồng; chi bằng hiện vật không vượt quá 1,5 triệu đồng.

Điểm mới của Thông tư số 18/2011 là nâng mức khống chế tối đa về chi trang phục nhằm đảm bảo cho DN thực hiện được trong điều kiện giá cả có biến động. Chi ở mức nào, chi bằng tiền hay hiện vật là thuộc quyền của DN, nhà nước chỉ giới hạn mức được tính vào chi phí mà thôi (tối đa 5 tr.đồng/người/năm).

9- Chi thanh toán phụ cấp và chi phí cho người lao động đi công tác

Không ít DN thường nhầm lẫn rất đáng tiếc về các khoản chi này do không hiểu tường tận đạo lý và tính chất kinh tế của nó. Thông tư số 18/2011 đã quy định cụ thể hơn nội dung này, có thể được diễn giải như sau:

- Thanh toán cho chuyến đi công tác có các khoản: (i) phụ cấp lưu trú (trong nước) hoặc tiền tiêu vặt (nếu đi nước ngoài); (ii) tiền tàu xe phương tiện đi lại; và (iii) tiền ở tại khách sạn, nhà nghỉ hay bất cứ nơi nào có thể nghỉ được.

- Với khoản (i) thì DN được quyền chi gấp 2 lần mức áp dụng đối với công chức, viên chức nhà nước (DN có thể chi bằng 1 lần cũng được không sao cả).

- Với các khoản (ii) và (iii) thì ràng buộc là: Thanh toán theo chứng từ thực chi ra hoặc chỉ được áp dụng mức quy định với công chức, viên chức nếu như DN thanh toán theo mức khoán.

10- Về xử lý các khoản trích trước theo kỳ hạn

Trước hết, đạo lý của quy định về chi phí trích trước là nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu. Trong những trường hợp chi phí phát sinh 1 lần nhưng liên quan đến thời gian dài thì cần phải trích trước để bảo đảm tính ổn định của từng khoảng thời gian hoạt động.

Lâu nay, các cơ quan quản lý thường mới chỉ chấp nhận khoản trích trước về sửa chữa TSCĐ; với khoản trích trước khác thì còn băn khoăn lắm và hiện tượng phổ biến là lắc đầu, chọn bài "xuất toán" cho chắc ăn, không dại gì chịu trách nhiệm!

Nội dung mới được quy định tại Thông tư số 18/2011 (điểm 2.i thuộc Điều 1) là ở chỗ áp dụng trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và các khoản trích trước khác. Quy định này giải toả cho DN và công chức thuế trong rất nhiều trường hợp, thí dụ ngay từ khi ký hợp đồng dịch vụ, Bên nhận dịch vụ đã trả tiền, yêu cầu Bên cung cấp phải xuất hoá đơn GTGT. Khi đã xuất hoá đơn GTGT thì phải hạch toán doanh thu; tuy nhiên, khi có doanh thu mà chi phí chưa phát sinh, buộc DN hạch toán toàn bộ số thu theo hoá đơn đó thì quả thực là rất phi lý.

Nay có quy định này, giải pháp được lựa chọn là trích trước chi phí đối với khoản thu này đã hạch toán doanh thu nhưng nghĩa vụ chưa hoàn thành (chưa triển khai nên chưa phát sinh chi phí). Việc xác định cụ thể số cần trích trước đối với từng hoạt động, DN cần dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm thực tế đã phát sinh trong thời gian vài năm trước đó liền kề.

Quy định về trích trước tuy tạo thuận lợi khá nhiều cho cộng đồng DN trong việc hạch toán, xác định đúng kết quả kinh doanh của một kỳ kế toán, tránh tình trạng phải nộp thuế TNDN nhiều hơn số thực tế phát sinh. Tuy nhiên, các DN cũng không bao giờ quên nguyên tắc căn bản là phải quyết toán đối với từng trường hợp có xử lý trích trước. Khi đó, phiếu kế toán (kèm bảng tính chi tiết, hoặc liệt kê chứng từ phát sinh kèm với phiếu kế toán) là một chứng từ tiện lợi, có giá trị pháp lý, giúp cho DN thực hiện tốt trách nhiệm giải trình trước cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra.

Hy vọng rằng những nội dung mới của Thông tư số 18/2011 được đề cập trong bài viết này được cộng đồng DN quan tâm và nghiên cứu văn bản Thông tư một cách đầy đủ, toàn diện để cùng với cơ quan thuế, các cơ quan liên quan thực thi đúng nghĩa vụ thuế TNDN.!

Văn bản liên quan còn hiệu lực đến tháng 5/2011

Để độc giả tiện theo dõi, chúng tôi chỉ đề cập đến các văn bản dưới hình thức Thông tư (TT) của Bộ Tài chính liên quan trực tiếp đến thuế TNDN còn nhiệu lực tại thời điểm hiện nay:

1- TT số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 về thuế TNDN;

2- TT số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 về thuế nhà thầu nước ngoài;

3- TT số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 về xử lý chênh lệch tỷ giá;

4- TT số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về khấu hao (thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003);

5- TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009  về các khoản dự phòng,…

6- TT số 40/2010/TT-BTC ngày 23/3/2010 về xử lý chênh lệch do đánh giá lại tài sản để góp vốn, điều chuyển tài sản, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN;

7- TT số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 về xác định trị giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.

8- TT số 176/2010/TT-BTC ngày 05/11/2010 về hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

9- TT số 15/2011/TT-BTC ngày 9/02/2011 về quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN.

10- TT số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 sửa đổi, bổ sung TT số 130/2008. Thông tư này đã kế thừa và tổng hợp tất cả các nội dung của các văn bản hướng dẫn xử lý quyết toán thuế năm 2009 và 2010 (Công văn số 7250 BTC-TCT ngày 7/6/2010; CV số 518/TCT-CS ngày 14/02/2011).

Dịch Vụ Kế Toán Thuế Trọn Gói// Dịch Vụ Kế Toán Thuế//Dịch Vụ Thanh Kiểm Tra Sổ Sách//0986.903.858

KẾ TOÁN T HỰC HÀNH CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU HỌC KẾ TOÁN


KẾ TOÁN CÓ ĐANG LÀM BẠN PHẢI BĂN KHOĂN?
Học kế toán cấp tốc – Dạy kế toán thành nghề

Hãy đến VNNP để tiết kiệm được thời gian, chi phí cho bạn và người thân. VNNP xin cam kết mỗi đồng tiền của học viên bỏ ra sẽ mang lại hiệu quả đúng như mong muốn.
Địa chỉ học kế toán tốt nhất tại VNNP – LH 0437673385 - 108

Học viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và phân tích các báo cáo tài chính.
Ngoài ra, học viên cũng được trang bị kỹ năng phân tích tài liệu Kế toán theo hướng chuyên sâu, phân tích và trình bày các vấn đề một cách rõ ràng, logic và có tính sáng tạo, có kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc của các Kế toán, Kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Học viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ….


NGHỀ KẾ TOÁN AZ THỰC HÀNH TRÊN THỰC TẾ
KHÓA HỌC DÀNH CHO NGƯỜI CHƯA BAO  GIỜ HỌC VỀ KẾ TOÁN
ƯU ĐÃI GIẢM 1500000 => 50% HỌC PHÍ
THỜI GIAN: THEO THỜI GIAN ĐĂNG KÝ CỦA HỌC VIÊN



NỘI DUNG KHÓA HỌC
PHẦN I: NHẬP MÔN KẾ TOÁN
PHẦN II: THỰC HÀNH KT TRÊN BỘ CHỨNG TỪ HOÀN CHỈNH CỦA DN ĐANG HOẠT ĐỘNG VỀ THƯƠNG MẠI.
PHẦN III: KỸ NĂNG GIẢI TRÌNH QUYẾT TOÁN THUẾ
PHẦN IV: KỸ NĂNG XÂY DỰNG BỘ MÁY KẾ TOÁN



Ngoài ra VNNP còn tổ chức rất nhiều khóa học khác như: Kế toán trưởng ( Phối hợp đào tạo cùng trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Kỹ năng quyết toán thuế, Phòng tránh rủi ro và xử lý sai phạm hóa đơn, Kế toán AZ cho người chưa bao giờ học kế toán, Kế toán thuế XLXD – DVSX …..


MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Trụ sở chình: 16 /40 /260 CẦU GIẤY
Chi nhánh 1: 1/259 phố Vọng – Hai Bà Trưng
Chi nhánh 2: số 40 Phố Vũ TP Bắc Ninh
Chi nhánh 3: số 160 phố Bà Triệu – TP VĨnh Yên – Vĩnh Phúc
ĐT: 043.767.3385 - 108 (Gặp Mac Mai)
VNNP SẴN SÀNG CHO MỘT NGHỀ NGHIỆP VỮNG VÀNG


25 thg 5, 2011

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CHO SINH VIÊN

GIẢM TRỰC TIẾP 30% =>50% HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN KHI THAM GIA KHÓA HỌC TỔNG HỢP THUẾ

KHÓA NGHỀ KẾ  TOÁN THUẾ


I. Nội dung khóa học:
1. Thực hành
- Cách lựa chọn chế độ kế toán phù hợp trong doanh nghiệp
- Cách phân biệt các loại chứng từ
- Cách hạch toán, hoạch định hệ thông tài khoản
- Lên hệ thống sổ sách, cân đối hệ thống sổ sách
- Lập báo cáo tài chính hoàn chình và kiểm soát toàn bộ tài chính
- Lập báo cáo thuế(GTGT, TNCN, TNDN)
- Kỹ năng quyết toán thuế

HỖ TRỢ CỦA VNNP
- Khi học tại VNNP, học viên được đào tạo tới khi làm được việc mới thôi ( thời gian đào tạo trung bình khoảng 36 buổi. Nhưng nếu sau 36 buổi học viên chưa sẵn sàng làm việc thì VNNP tiếp tục đào tạo cho tới khi thành thạo thì thôi mà không mất thêm 1 khoản chi phí nào khác nữa).
- Học viên còn được hỗ trợ  nghiệp vụ lâu dài ( trong suốt quá trình làm việc nếu có bất cứ khó khăn nào, học viên gọi qua công ty hoặc trực tiếp tới công ty, công ty sẽ hỗ trợ miễn phí hoàn toàn).
- Học viên còn được giới thiệu việc làm miễn phí nếu có nhu cầu.

BẰNG CẤP CAO CHƯA HẲN ĐÃ HƠN CHỨNG CHỈ NGHỀ NGHIỆP

Học kế toán ở đâu tốt nhât?


Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế, các bạn đang có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, không biết rằng liệu mình có thể làm tốt các công việc sau khi tốt nghiệp đi làm hay không?

Trên thực tế, tất cả các DN luôn đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc thực tiễn. Đây luôn là một bài toán khó mà không phải bất cứ bạn sinh viên nào cũng có thể có lời giải đáp.

Hiểu được những băn khoăn đó
, Tổ chức đào tạo cán bộ chuyên nghiệp VNNP khai giảng khóa học “Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thuế và thực hành cho sinh viên” nhằm hướng dẫn các bạn học viên biết cách làm từ A đến Z tất cả các công việc của kế toán, đặc biệt là mảng kế toán thuế. Hoàn thiện hệ thống sổ sách và BCTC, BCT, giải trình quyết toán thuế.

VNNP hoạt động từ năm 1998
 với đội ngũ kế toán trưởng, chuyên viên tư vấn quản trị lâu năm, nhiều kinh nghiệm đảm bảo độ tin cậy cho các Doanh nghiệp. Hiện nay Tổ chức Đào tạo cán bộ chuyên nghiệp VNNP đang cung cấp các khoá đào tạo kế toán trên chứng từ sống, học viên được học trên chứng từ sống và phần mềm kế toán chuẩn đảm bảo 100% học viên khi tốt nghiệp sẽ có 1 nghề nghiệp vững vàng. Các học viên sẽ được thực hành toàn bộ trên máy vi tính. Mỗi học viên sẽ được làm việc như những kế toán viên thực sự. VNNP cam kết các học viên sẽ làm tốt khi ra trường và hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí vĩnh viễn.

Đặc biệt VNNP giới thiệu việc làm cho những học viên tốt nghiệp

Các học viên sẽ được thực hành toàn bộ trên máy vi tính. Mỗi học viên sẽ được làm việc như những kế toán viên thực sự. VNNP cam kết các học viên sẽ làm tốt khi ra trường và hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí vĩnh viễn.

Đặc biệt VNNP giới thiệu việc làm cho những học viên tốt nghiệp.

Chương trình giải đáp các thắc mắc =>VNNP




THƯ MỜI THAM DỰ BUỔI TRAO ĐỔI – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC KẾ TOÁN

Ban tổ chức: Công ty CP giải pháp VNNP Việt Nam
Thư gửi
Thời gian: 14h đến 16h30  – Thứ 7 ngày 28 tháng 05 năm 2011.
Địa điểm: số 16 ngõ 260/40 – Đường – Cầu giấy – Hà nội

Trong xu thế phát triển như hiện nay, với sự thay đổi và bổ xung thường xuyên của các thông tư, nghị định, của luật thuế. Các kế toán cũng như nhà quản lý phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức và khó khăn… đòi hỏi phải cập nhật  thường xuyên để có thay đổi kịp thời để phát triển.

Hiểu được những băn khoăn, trăn trở đó VNNP., JSC – Công ty có bề dày uy tín từ năm 1998 trong các lĩnh vực: Tư vấn thiết lập hệ thống quản trị, dịch vụ kế toán,đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kế toán thực tế. Trân trọng mời các bạn nhân viên kế toán tham dự chương trình “TRAO ĐỔI – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC” được VNNP., JSC tổ chức thường niên.

          Kính mời!                                                                            GIÁM ĐỐC VNNP ., JSC
                                                                                               

                                                                                                                      Phạm Hiền

CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC TỔ CHỨC HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Mục đích buổi thảo luận: Nhằm giúp cho các bạn nhân viên kế toán tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về nghiệp vụ kế toán, biện pháp xử lý các sai phạm trong kế toán, thuế và cách phòng tránh rủi ro trong quyết toán thuế.
Phần I: Thảo luận
* Nguyên tắc quản lý hóa đơn, chứng từ  đầu vào, đầu ra theo đúng quy định pháp luật thuế.
* Biện pháp xử lý các  sai sót thường gặp đối với việc quản lý hóa đơn đầu vào, đầu ra.
* Biện pháp xử lý khi hóa đơn đầu vào về chậm so với hóa đơn xuất ra.
* Biện pháp điều chỉnh hạch toán khi phát hiện sai sót thuế GTGT.
* Nguyên tắc, điều kiện để được khấu trừ thuế, hoàn thuế và thủ tục hoàn thuế cho Doanh nghiệp.
* Định hướng quản lý kế toán và thuế trong năm 2011.

Phần II: Giải đáp các tồn đọng thực tế trong kế toán thuế GTGT của Doanh nghiệp tham gia hội thảo.

Phần III: Liên hoan, Giao lưu ( Văn nghệ )

Vui lòng xác nhận tham dự trước ngày 27  tháng 05 năm 2011 để được hướng dẫn thể lệ tham gia

Theo số điện thoại: 043 767 3385 Máy lẻ 108
Hotline: Ms Mai 0986156808
 Email: maimac.vnnp@gmail.com

                                                                       Xin chân thành cảm ơn!

                                                                    Trân trọng!
VNNP – GIẢI PHÁP KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP